10+ Cách trị ho cho bà bầu 3 tháng đầu ho có đờm đặc nhiều về đêm (#mẹo chữa ho)

Phụ nữ khi mang thai, hệ thống miễn dịch cần được bảo vệ vì đang ở trong giai đoạn em bé phát triển nên cần đảm bảo tránh xa các loại bệnh tật. Nếu như các bà bầu bị ho trong quá trình mang thai, điều đó đồng nghĩa là tình trạng cơ thể đang bị mệt mỏi quá tải và cần sống chậm lại, vì vậy hãy dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi nhất có thể. Trong thời gian mang thai các bà bầu rất dễ bị nhiễm virus ho đặc biệt là khi thời tiết trở lạnh đột ngột.

Nội dung chính:

  • Vì sao bà bầu ho nhiều về đêm
  • Bà bầu ho có đờm đặc
  • Cách chữa trị giảm ho cho mẹ bầu
    • Cách trị ho cho bà bầu 3 tháng đầu
    • Mẹo chữa trị ho cho bà bầu

Vì sao bà bầu ho nhiều về đêm

Hiện tượng ho nhiều về đêm ở phụ nữ mang thai đặc biệt là trong 3 tháng cuối của thai kỳ là do những nguyên nhân sau gây nên:

1. Dị ứng

Cơ thể người phụ nữ đang mang thai rất nhạy cảm và có thể dị ứng với bất cứ thứ gì ở môi trường sống xung quanh như sợi len, côn trùng, lông thú nuôi, phấn hoa có thể gây khó thở. Đặc biệt tình trạng có thể xấu hơn đối với những phụ nữ nhạy cảm ở đường hô hấp hoặc có tiền sử bị hen suyễn hay viêm phế quản.

2. Hen suyễn

Hiện tượng ho nhiều về đêm khi đang mang thai thường xảy ra đối với những mẹ bầu bị hen suyễn từ nhỏ, vì đây là một căn bệnh bẩm sinh nên việc điều trị dứt điểm là không hề dễ dàng mà chỉ có thể cố gắng kiểm soát chúng.

3. Co thắt phế quản

Khi ăn phải một loại thực phẩm lạ nào đó hay bị côn trùng đốt cũng có thể gây ra những phản ứng tiêu cực đối với cơ thể. Khi bà bầu hít phải khói bụi, chất dị ứng hoặc chất kích thích như khói thuốc thì gần như ngay lập tức kích hoạt những cơn ho khi bị viêm phế quản mãn tính.

4. Viêm mũi

Tắc nghẽn đường hô hấp gây ra ho là kết quả của việc màng nhầy trong mũi bị ho vì sự gia tăng đột ngột trong cơ thể của hormone estrogen vào lúc mang thai gây ra ho về đêm liên tục.

5. Hệ miễn dịch suy yếu

Đây là lý do giải thích tại sao các bà mẹ khi mang thai rất dễ mắc những căn bệnh cảm cúm hoặc cảm lạnh thông thường, do hệ miễn dịch của mẹ được chia sẻ một phần bảo vệ cho thai nhi nên bị suy yếu một phần tạo cơ hội cho các vi khuẩn có thể tấn công cơ thể.

6. Ợ nóng

Ho nhiều về đêm là kết quả khi cổ họng bị kích ứng vì các axit từ dạ dày tiết ra gây nôn và ợ nóng, kìm hãm quá trình tiêu hóa và gây những áp lực lớn lên vùng bụng.

Bà bầu ho có đờm đặc

Trong thai kỳ, cơ thể người mẹ trở nên yếu ớt hơn lúc nào hết và có khả năng lớn bị mắc một số bệnh vặt. Có rất nhiều lý do gây nên hiện tượng hình thành đờm đặc kèm theo ho ở bà bầu, chính bản thân việc mang thai đã khiến cho sức khỏe mẹ bầu giảm sút phần nào.

  1. Thay đổi hormone làm cho bà bầu muốn ho không ngừng kèm theo cảm giác ngứa cổ, khó chịu vì đờm tích tụ rất nhiều ở cổ. Nguyên nhân xâu xa là vì chất nhầy biến đổi bất thường quá loãng hoặc quá đặc với sự kích thích của estrogen khiến cho chất nhầy tiết ra nhiều hơn.
  2. Cảm lạnh hoặc cúm: Khiến cho các dịch nhầy chuyển thành màu xanh hoặc màu vàng do các virus xâm nhập làm cho các bà bầu bị cảm cúm và các dịch nhầy ở họng và mũi bị tiết ra rất nhiều.
  3. Dị ứng: những biểu hiện đặc trưng là ho có đờm, ngứa da, chảy nước mắt, ngạt mũi, sổ mũi sẽ cùng xuất hiện một lúc.
  4. Do thực phẩm: Hiện tượng tiết ra nhiều đờm có thể là do mẹ bầu sử dụng một số loại thực phẩm như phô mai, sữa, một số đồ ăn đóng hộp làm cho chất nhầy được sản xuất ra nhiều hơn.
  5. Ho có đờm cũng là triệu chứng của bệnh viêm phổi, viêm phế quản, viêm amidan, viêm xoang, bệnh về mũi họng và hô hấp.
  6. Ho gà, sởi, thủy đậu cũng có thể gây ra ho có đờm đặc ở mẹ bầu.

Cách chữa trị giảm ho cho mẹ bầu

  • Uống trà chanh pha với mật ong giúp cải thiện sức đề kháng và rất tốt cho cổ họng của mẹ bầu, đồng thời các mẹ cũng nên uống nhiều nước hơn mỗi ngày.
  • Ngậm chanh với mật ong là cách giảm ho cho mẹ bầu được áp dụng rất nhiều từ xưa đến nay.
  • Nếu như bà bầu bị hen suyễn hoặc dị ứng thì hãy tránh xa các chất dễ gây dị ứng ở môi trường sống xung quanh.
  • Bổ sung các thực phẩm có chứa nhiều vitamin C để cải thiện hệ miễn dịch như quýt, cam…
  • Ngủ đủ giấc mỗi ngày, nếu như bạn bị mất ngủ vào ban đêm thì hãy bổ sung 1-2 tiếng ngủ vào buổi trưa.

Cách trị ho cho bà bầu 3 tháng đầu

Một số cách đơn giản nếu như mẹ bầu bị ho hay đau họng như súc miệng bằng nước muối ấm, nghỉ ngơi đầy đủ và uống nhiều nước.

Trường hợp các triệu chứng không được cải thiện thì hãy áp dụng thêm các biện pháp sau:

  • Giảm đau xoang bằng cách chườm lạnh hoặc chườm nóng
  • Giảm đau họng bằng trà ấm không chứa caffein, có thêm chanh và một chút mật ong
  • Làm dịu ngạt mũi và giảm viêm hiệu quả bằng cách ăn súp gà
  • Thường xuyên vận động nhẹ nhàng để giúp lưu thông khí huyết trong cơ thể
  • Tắm nước nóng hoặc xông hơi bằng máy phun sương nóng, máy xông hơi mặt sẽ giúp lưu thông chất nhầy
  • Có thể sử dụng siro trị ho cho bà bầu trong 3 tháng đầu làm từ glycerine với đường

Mẹo chữa trị ho cho bà bầu

  • Uống nước nghệ ấm: Một cốc nước nóng cho một muỗng bột nghệ hòa tan kèm theo một chút muối tinh và thưởng thức bằng cách nhấm nháp một cách chậm rãi.
  • Trị ho mẹ bầu bằng dầu khuynh diệp: Nhỏ một chút dầu vào nước để tắm kết hợp với việc thư giãn tinh thần thì cơ thể sẽ thoải mái hơn rất nhiều. Một mẹo trị ho có đờm ở bà bầu là thoa dầu khuynh diệp vào lòng bàn chân sau đó đeo tất vào để kích thích những huyệt đạo ở lòng bàn chân.
  • Hành kết hợp với đường: Các bà bầu bị tiểu đường và hay bị nôn nghén không nên sử dụng mẹo chữa ho này. Chuẩn bị hành tây thái nhừ ra và trộn với 1 thìa đường, sau đó ngâm qua đêm sẽ tạo ra một hỗn hợp giống mứt, sử dụng mỗi lần 1 thìa con, ngày 2 lần.
  • Quả tắc chưng đường phèn: Chuẩn bị 4-5 quả tắc cùng với 2 muỗng đường phèn rồi chưng cách thủy chúng lên. Sử dụng nước tắc để chưng 3 lần mỗi ngày sẽ giúp giảm nhanh chóng tình trạng ho có đờm.
  • Tỏi chưng mật ong: các mẹ bầu có thể sử dụng bằng cách hòa mật ong với tỏi vào nước ấm hoặc dùng dạng đặc để trị ho. Mật ong kết hợp với tỏi sẽ tạo thành một cặp đôi sát trùng tốt và là phương thuốc trị ho có đờm hiệu quả cho bà bầu.