Ngoài sử dụng là thực phẩm thì lá bạc hà còn được sử dụng làm thảo dược điều trị một số bệnh rất hiệu quả, trong đó có ho. Dưới đây là các cách trị ho bằng lá bạc hà rất hiệu quả
Nội dung chính:
- Tác dụng trị ho của lá bạc hà
- Cách trị ho bằng lá bạc hà
- Cách 1: Bạc hà, đường phèn và chanh
- Cách 2: Bạc hà, cam thảo
- Cách 3: Bạc hà, kinh giới
- Cách 4: Bạc hà, hoa cúc
- Cách 5: Trà bạc hà
- Những lưu ý khi trị ho bằng lá bạc hà
- Cách hạn chế bị ho
Tác dụng trị ho của lá bạc hà
Bạc hà là một loại cây có nguồn gốc từ Trung Á và Địa Trung Hải được sử dụng cho mục đích ẩm thực và dược liệu. Bạc hà đặc trưng bởi mùi thơm dễ chịu. Ngoài ra nó còn được đánh giá cao về hàm lượng của các hợp chất tiêu hóa, chống co thắt và sát trùng
Bạc hà có tác dụng rất tốt trong hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn. Sử dụng thường xuyên loại thảo dược này rất có lợi cho bệnh nhân hen vì nó có tác dụng thư giãn và làm giảm nghẹt mũi, giảm kích ứng mũi và cổ họng từ đó giảm các triệu chứng ho khó chịu
Bên cạnh đó lá bạc hà còn được biết đến với công dụng làm thông mũi, mát họng, làm sạch phế quản, phổi. Đặc tính chống viêm của bạc hà cũng làm giảm kích ứng do ho mãn tính
Cách trị ho bằng lá bạc hà
Có rất nhiều cách khác nhau sử dụng lá bạc hà làm giảm triệu chứng ho. Hãy chọn 1 cách bạn cảm thấy dễ thực hiện và phù hợp nhất với mình
Cách 1: Bạc hà, đường phèn và chanh
Nguyên liệu cần có là lá bạc hà tươi, đường phèn và 1 quả chanh
Các bước thực hiện
- Đun đường phèn với một chút nước để đường tan ra
- Lá bạc hà mang đi rửa sạch, để ráo nước
- Khi nước đường phèn đã sôi, bạn cho lá bạc hà vào đun cùng
- Vắt lấy nước cốt chanh, chờ cho đến khi nước đường phèn chuyển sang màu xanh thì đổ nước cốt chanh vào đun cùng
- Tiếp tục đun cho đến khi hỗn hợp này cô đặc
- Tắt bếp để nguội bớt rồi cho vào hũ bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh dùng khi cần
Cách trị ho bằng lá bạc hà này rất hiệu quả trong trường hợp ho do viêm vì bạc hà có tác dụng làm sạch cổ họng, giúp mát họng, cải thiện chứng ho.
Cách 2: Bạc hà, cam thảo
Với bài thuốc này bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu bao gồm
- Lá bạc hà: 5g
- Cam thảo: 10g
- Cát cánh: 10g
- Huyền sâm: 10g
- Ngưu bàng: 10g
Cách làm
- Rửa sạch các nguyên liệu, để ráo nước trước khi chế biến
- Sắc các nguyên liệu với nước theo tỷ lệ hợp lý
Bạn sẽ uống nước sắc bạc hà cùng các thảo dược này để giảm triệu chứng ho và đau cổ họng
Cách 3: Bạc hà, kinh giới
Các nguyên liệu cần có
- Lá bạc hà: 6g
- Bạch chỉ: 4g
- Phong phong: 5g
- Hành hoa: 6g
- Kinh giới: 6g
Các bước thực hiện
- Rửa sạch các nguyên liệu với nước, để ráo
- Sắc các nguyên liệu với nước sôi
- Để nguội bớt rồi uống
Cách 4: Bạc hà, hoa cúc
Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm
- Lá bạc hà 5g
- Hoa cúc vàng: 10g
- Kinh giới: 7g
- Hạt quan âm: 10g
- Kim ngân hoa: 15g
Các bước thực hiện
- Rửa sạch các nguyên liệu rồi để ráo nước
- Sắc các nguyên liệu với nước
- Uống khi còn ấm
Cách 5: Trà bạc hà
Giống như tất cả các loại trà thảo dược khác, trà bạc hà có chứa các hợp chất giúp chống lại cảm lạnh, ho đồng thời tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Uống 1 tách trà nóng là một trong những cách phổ biến nhất để giảm đau họng
Trà bạc hà giúp làm thư giãn các cơ cổ họng gây ra ho khó chịu. Vì tinh dầu bạc hà là một chất làm giãn cơ, trà bạc hà giúp mở đường thở, giảm nghẹt mũi và giảm cảm lạnh nặng như viêm phế quản.
Các chất chống oxy hóa trong trà bạc hà làm tăng lưu thông và cho phép các tế bào bạch cầu di chuyển nhanh hơn khắp cơ thể, tăng tốc độ cơ thể có thể chống lại virus và vi khuẩn. Trà bạc hà có đặc tính kháng khuẩn giúp bảo vệ chống lại vi khuẩn có hại cho hệ thống miễn dịch của bạn.
Trà bạc hà cũng chứa các vitamin và chất dinh dưỡng thiết yếu có thể kích thích hệ thống miễn dịch để người ta ít bị bệnh hơn. Với các hợp chất như chất chống oxy hóa, vitamin B, kali và canxi, cơ thể có thể dễ dàng hấp thụ chất dinh dưỡng hơn và chống lại những tác nhân gây bệnh
Những lưu ý khi trị ho bằng lá bạc hà
Mặc dù bạc hà có tác dụng trị ho rất tốt tuy nhiên không phải ai cũng phù hợp áp dụng cách điều trị này. Vậy những ai nên cẩn trọng
Người bị trào ngược dạ dày
Nếu bạn bị bệnh trào ngược axit hoặc một bệnh tương tự thì bạn không nên sử dụng lá bạc hà. Lý do là lá bạc hà có thể thư giãn các cơ của thực quản ngăn chặn axit dạ dày và mật chảy vào thực quản
Phụ nữ mang thai
Bà bầu có thể uống trà bạc hà tuy nhiên cần hạn chế. Nếu bạn có tiền sử nạo phá thai tự nhiên, nên tránh uống trà bạc hà. Phụ nữ cũng nên tránh uống trà bạc hà khi cho con bú, vì dầu bạc hà có thể gây ra các vấn đề về hô hấp ở trẻ sơ sinh và trẻ em
Tương tác thuốc
Với những bệnh nhân đang điều trị các bệnh khác bằng thuốc thì nên chú ý khi sử dụng lá bạc hà trị ho. Bạc hà có thể tương tác với các loại thuốc được điều chế để điều trị chứng ợ nóng và trào ngược axit cùng với các loại thuốc điều trị huyết áp và tiểu đường.
Cách hạn chế bị ho
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ các chất, giúp tăng cường hệ miễn dịch
- Uống đủ lượng nước được khuyến cáo, tăng cường uống nước ép hoa quả
- Hạn chế ăn những món ăn cay nóng gây kích thích niêm mạc cổ họng
- Giữ ấm cho cơ thể vào mùa đông, nhất là vùng họng
- Sử dụng khẩu trang khi đi ra ngoài, tiếp xúc với chất ô nhiễm, khói bụi
- Vệ sinh cơ thể, răng miệng sạch sẽ
- Súc miệng bằng nước muối để diệt khuẩn
- Tập thể dục thể thao thường xuyên và giữ tinh thần luôn thỏa mái