Khi thời tiết thay đổi, các bé rất dễ bị cảm lạnh kèm theo ho và hắt hơi. Mặc dù có rất nhiều loại thuốc trị ho cho trẻ nhưng không phải loại nào cũng an toàn. Vì vậy các cách trị ho cho trẻ không cần dùng thuốc dưới đây là giải pháp thay thế tuyệt vời hơn
Nội dung chính:
- Các dạng ho thường gặp ở trẻ
- Cách trị ho cho trẻ không cần dùng thuốc
- Uống chất lỏng
- Tăng độ ẩm trong phòng
- Trị ho cho trẻ không cần dùng thuốc bằng món súp gà (dùng cho trẻ trên 6 tháng tuổi)
- Chữa ho cho bé bằng mật ong (cho trẻ trên 1 tuổi)
- Súc miệng bằng nước muối (cho trẻ 4 tuổi trở lên)
- Cho trẻ nghỉ ngơi
- Xì mũi
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ
- Giảm ho cho bé bằng gừng
Các dạng ho thường gặp ở trẻ
Ho thường có nhiều loại khác nhau, do đó, điều quan trọng là phải xác định loại trước khi thực hiện biện pháp khắc phục.
Một số kiểu ho thường gặp ở trẻ bao gồm
- Ho có đờm: Ho có đờm ở trẻ đặc trưng bởi âm thanh khò khè, ho xảy ra do trẻ bị viêm phổi, viêm phế quản, cảm lạnh hoặc sốt
- Ho khan: Loại ho này là triệu chứng của bệnh cúm thông thường. Nó xảy ra do nhiễm trùng ở đường hô hấp dưới như viêm phế quản hoặc hen suyễn và các chất kích thích như bụi hoặc khói
- Ho khò khè: Ho khò khè là khi đường thở bị hẹp và buộc phải tiết ra chất nhầy do viêm làm tắc nghẽn đường thở nhỏ, ho khò khè thường được đặc trưng bởi tiếng rít chói tai khi thở
- Ho gà: là dạng ho do nhiễm vi khuẩn truyền nhiễm Bordetella pertussis. Đặc điểm của ho gà tương tự như ho khan. Tuy nhiên, cơn ho này có thể kéo dài hơn và dẫn đến âm thanh rít lên.
Cách trị ho cho trẻ không cần dùng thuốc
Uống chất lỏng
Uống nhiều nước giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước, giúp tiết dịch mũi. Các chất lỏng có thể sử dụng bao gồm nước, sữa mẹ, sữa công thức.
Nếu trẻ dưới 12 tháng tuổi, chỉ cần cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa bình thường xuyên hơn là cách tốt nhất để giữ ẩm cho cổ họng. Đừng quên hút mũi cho trẻ nếu trẻ bị nghẹt mũi.
Đối với trẻ mới biết đi và trẻ lớn hơn thì cho bé uống nước trắng hoặc sinh tố trái cây. Tuy nhiên cũng không nên cho trẻ uống nước quá nhiều vì có thể gây hại
Tăng độ ẩm trong phòng
Hít thở không khí ẩm giúp nới lỏng chất nhầy trong đường mũi, tắm nước ấm cũng giúp thư giãn cho trẻ. Hãy trang bị máy làm ẩm phun sương cho căn phòng của mình
Ngoài ra bạn cũng có thể xông hơi cho bé bằng cách xả nước nóng trong bồn tắm và cho xông hơi trong phòng tắm khoảng 15 phút.
Lưu ý là bạn nên vệ sinh và làm khô máy phun sương thường xuyên vì nấm mốc và vi khuẩn có thể tích tụ bên trong.
Trị ho cho trẻ không cần dùng thuốc bằng món súp gà (dùng cho trẻ trên 6 tháng tuổi)
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, súp gà có tác dụng làm giảm các triệu chứng của cảm lạnh như đau nhức, mệt mỏi, nghẹt mũi, ho và sốt ở trẻ.
Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món này gồm
- Thịt gà (chọn phần ức)
- Ngô nếp, cà rốt, rau mùi, hành
- Mộc nhĩ, nấm hương
- Bột năng
- Trứng gà
- Gia vị cần thiết
Cách nấu
- Luộc chín thịt gà, xé thành các sợi nhỏ
- Ngô rửa sạch, tách hạt
- Cà rốt thái hạt lựu
- Nấm hương, mộc nhĩ thái sợi, rau hành cắt nhỏ
- Xào thịt gà gà với ngô, cà rốt, mộc nhĩ, nấm hương
- Thêm nước dùng gà vào đun, nêm nếm gia vị vừa ăn
- Thêm trứng gà vào khuấy đều
- Hòa bột năng vào bát nước nhỏ rồi đổ vào nồi súp, khuấy đều
- Đun nhỏ lửa đến khi súp sánh lại là được
Chữa ho cho bé bằng mật ong (cho trẻ trên 1 tuổi)
Mật ong có tác dụng làm dịu cổ họng, giảm ho cho trẻ hiệu quả. Một nghiên cứu chỉ ra rằng mật ong hoạt động tốt hơn so với nhiều loại siro ho đang bán trên thị trường.
Trộn mật ong vào nước nóng và vắt thêm chút chanh vào, sau đó để nguội bớt rồi cho trẻ uống. Bạn cũng có thể cho trẻ uống mật ong trực tiếp với liều lượng như sau
- Trẻ từ 1-5 tuổi: nửa muỗng
- Trẻ từ 6-11 tuổi: 1 muỗng
- Trẻ từ 12 tuổi trở lên: 2 muỗng
Vì mật ong rất dính và có đường nên sau khi sử dụng bạn cần cho trẻ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, nhất là trước khi đi ngủ
Súc miệng bằng nước muối (cho trẻ 4 tuổi trở lên)
Súc miệng bằng nước muối là một trong những cách trị ho cho trẻ không cần dùng thuốc đơn giản mà hiệu quả. Cách này cũng giúp làm sạch chất nhầy trong cổ họng
Hòa tan nửa muỗng muối hạt trong cốc nước ấm rồi khuấy đều cho tan. Thêm một chút nước cốt chanh. Cho trẻ súc miệng bằng nước này mỗi ngày 3-4 lần. Chú ý nhắc trẻ nhổ nước ra sau khi súc miệng chứ không được nuốt
Cho trẻ nghỉ ngơi
Cơ thể được hồi phục nhanh hơn khi nghỉ ngơi. Nếu trẻ bị ho kéo dài dai dẳng, hãy cho bé nghỉ học ở nhà, nghỉ ngơi trong vài ngày. Sự căng thẳng của việc học ở trường hoặc tiếp xúc nhiều với môi trường bên ngoài có thể làm tình trạng ho nặng hơn và lây truyền cho các bạn khác.
Bạn có thể giúp trẻ thư giãn bằng cách cho bé tô màu, đọc truyện, xem tivi, chơi các trò chơi nhẹ nhàng. Đừng quên cho trẻ ngủ một giấc thật ngon
Xì mũi
Ho có đờm thường là kết quả của sự tích tụ chất nhầy trong cổ họng. Nếu không được làm sạch, chất nhầy trong lỗ mũi có thể di chuyển từ mũi đến cổ họng khi trẻ thở mạnh, dẫn đến kích ứng họng và gây ho
Để ngăn chặn điều này, hãy dạy trẻ cách tự xì mũi. Nếu trẻ còn quá nhỏ thì bạn cần sử dụng đến dụng cụ hút mũi để làm sạch đường thở cho bé
Vệ sinh cơ thể sạch sẽ
Vi trùng rất dễ lây lan khi trẻ ho vì vậy cần giữ cho trẻ luôn sạch sẽ để ngăn chặn sự lây lan, ảnh hưởng đến những người khác.
- Thay quần áo hàng ngày
- Rửa tay trước khi ăn, sau khi chơi, sau khi ho, hắt hơi
- Dạy trẻ phải che miệng khi ho, hắt hơi
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài
Giảm ho cho bé bằng gừng
Gừng có đặc tính kháng virus làm cho nó trở thành một phương thuốc tuyệt vời để chống ho do cảm lạnh thông thường. Gừng có vị cay, đó là lý do tại sao bạn có thể phải trộn nó với mật ong để trẻ dễ sử dụng hơn
- Trộn một phần tư muỗng cà phê gừng nghiền với một phần tư muỗng cà phê ớt cayenne.
- Thêm một muỗng canh mật ong và giấm táo
- Trộn nó với hai muỗng canh nước để làm xi-rô.
- Cho trẻ uống hai muỗng canh để giảm ho.
Trên đây là 9 cách trị ho cho trẻ không cần dùng thuốc có thể áp dụng được ngay tại nhà. Hy vọng bạn sẽ áp dụng những cách này thành công để chăm sóc bé tốt hơn và giúp bé nhanh khỏi bệnh