Bất cứ ai trong đời đều đã ít nhất 1 lần từng bị ho, đây hoàn toàn là phản ứng bình thường của cơ thể khi gặp một vấn đề sức khỏe. Nếu trẻ nhỏ bị ho có đờm rất có thể là nguy cơ cảnh cáo một tình trạng nghiêm trọng nên các phụ huynh hãy nên đặc biệt chú ý.
Nội dung chính:
- Trẻ bị ho đờm
- Trẻ ho nhiều đờm về đêm
- Bé ho có đờm lâu ngày không khỏi
- Cách trị ho có đờm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
- Chữa ho có đờm cho trẻ nhỏ
- Cách chữa ho đờm cho trẻ sơ sinh
Trẻ bị ho đờm
Vào những thời điểm nhất định trong năm, lúc thời tiết trở trời, nhất là khi nhiệt độ môi trường xuống thấp là khoảng thời gian trẻ hay bị ho đờm nhất. Nguy hiểm hơn là trẻ hầu như không có biểu hiện nào thực sự rõ ràng ra bên ngoài. Thông thường các phụ huynh sẽ thấy con em mình lười ăn hơn, trẻ kêu đau họng và có thể nôn trớ. Vì thế mà bạn phải quan sát thật kĩ những biểu hiện của trẻ mới có thể phát hiện được tình trạng ho đờm mà bé đang mắc phải.
Bé bị ho có đờm là tình trạng sẽ xảy ra nếu như các chất bã đậu, giả mạc, mủ, máu, dịch nhầy trong các hốc mũi, xoang hàm trán, họng, phế nang, phế quản gặp trục trặc và gây tắc nghẽn đường hô hấp dẫn đến cơ thể bé liên tục phải ho để đào thải chúng ra khỏi cơ thể.
Nếu như không được phát hiện bệnh kịp thời và để tình trạng kéo dài thì sẽ gây những tác động tiêu cực đến sức khỏe của bé, gây khó chịu và kìm hãm khả năng hấp thu dinh dưỡng.
Trẻ ho nhiều đờm về đêm
Tình trạng này thường xảy ra khi trẻ ngủ ngay sau khi vừa ăn no xong, khi đó các dịch vị tiết ra rất nhiều và thức ăn chưa được tiêu hóa hết và có thể gây trào ngược dạ dày. Một số nguyên nhân khác cũng có thể khiến bé bị ho đờm vào buổi đêm là do bé bị ho ngang, bé chạy nhảy quá nhiều vào lúc trước khi đi ngủ hoặc do thời tiết.
Bé ho có đờm lâu ngày không khỏi
Tình trạng này có thể gây ra những tổn thương trên diện rộng vì làm cho các vi khuẩn và virus xâm lấn lan ra. Nguyên nhân là do sức đề kháng của trẻ không được đảm bảo tốt hoặc vì cơ địa của bé không tốt. Các bậc phụ huynh có thể áp dụng những cách chữa trị ho có đờm cho trẻ ở phần dưới trong trường hợp này.
Cách trị ho có đờm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Chữa ho có đờm cho trẻ nhỏ
Các biện pháp chữa trị ho có đờm cho trẻ sau đây được áp dụng trong độ tuổi trên sơ sinh đến những trẻ nhỏ trong độ tuổi thiếu nhi. Khác với những cách điều trị ho có đờm thông thường đối với người lớn, ở trẻ em vì đặc thù thể trạng cơ thể chưa được phát triển hoàn toàn nên sẽ phải thật cẩn thận khi cho trẻ sử dụng các bài thuốc trị ho.
Cách 1: Sử dụng cải cúc và mật ong
Chuẩn bị ngải cứu tươi, đem rửa sạch và thái nhỏ ra. Cho mật ong vào rồi đem hấp cách thủy trong khoảng 20 phút và cho bé uống khi thuốc đã nguội. Bài thuốc giúp cho trẻ nhỏ tiêu đờm và khỏi ho trong khoảng từ 2-5 ngày sử dụng. Trong sách Đông y có ghi: “Cải cúc là thực vật lành tính với công dụng trị ho cho không gây tác dụng phụ khi sủ dụng cho bé. Mật ong từ lâu đã trở thành vị thuốc phổ biến trong việc điều trị các loại bệnh về ho”
Cách 2: Đường phèn kết hợp với hạt chanh
Bạn cần chuẩn bị nước lọc, vài hạt chanh, 1 thì đường phèn rồi đem chúng đi xay nhuyễn ra. Cho hỗn hợp thu được vào nước tinh khiết và cho vào nồi cơm hấp hoặc hấp cách thủy khoảng 15 phút.
Loại bỏ cặn bã trước khi sử dụng, cho bé uống mỗi ngày 5 lần, mỗi lần sử dụng từ 1-2 thìa nhỏ. Sử dụng 2-3 ngày giúp bé tiêu đờm, khỏi ho lâu ngày không khỏi.
Cách 3: Gừng, tỏi, hành tím, hành tây với đường
Chuẩn bị các nguyên liệu kể trên, đem thái thành những lát nhỏ rồi cho đường vào, đưa hỗn hợp vào một lọ thủy tinh sạch sẽ và xóc đều lên. Để cho các nguyên liệu hòa quện vào nhau và ngấm trong vòng 4 giờ, sau đó có thể cho bé sử dụng.
Đây là một hỗn hợp có thể giữ để sử dụng được trong thời gian rất dài, khoảng 1 năm. Có tác dụng tiêu đờm nhanh và cải thiện giảm các cơn ho của trẻ chỉ sau vài lần dùng.
Cách 4: Sử dụng củ cải trắng luộc lên
Cách thực hiện bài thuốc này rất đơn giản, bạn chỉ cần luộc củ cải trắng lên và sủ dụng nước luộc đó để cho trẻ uống. Lưu ý cắt củ cải thành nhiều lát nhỏ trước khi luộc, đồng thời trong quá trình luộc cần cho nhỏ lửa và nên luộc trong khoảng 10 phút.
Cho trẻ nhỏ sử dụng nước luộc tốt nhất là lúc nước còn ấm để đạt được hiệu quả trị ho có đờm, ho khan tốt nhất.
Cách chữa ho đờm cho trẻ sơ sinh
Ở độ tuổi trẻ sơ sinh khi bị ho có đờm sẽ rất nguy hiểm nếu như không được phát hiện sớm. Nguyên nhân khiến cho bé bị tình trạng trên có thể là do trẻ bị dị ứng với phấn hoa, khói bụi hoặc nguồn không khí bị ô nhiễm. Rất nhiều bé cũng bị ho có đờm vào thời điểm thời tiết thay đổi như lúc chuyển mùa. Ngoài ra bé cũng có thể bị lây nhiễm do virut lây qua đường hô hấp như virut thủy đậu, ho gà, sởi.
Cách 1: Lá hẹ
Trong sách Y học cổ truyền có ghi lại: “Lá hẹ được sử dụng để chữa trị mộng tinh, đái són, tiểu đêm và ho có đờm cho trẻ sơ sinh. Với thành phần dược tính quý hiếm, đây là một vị thuốc có công dụng làm ấm gối, bổ can thận, bổ phế quản.”
Cách thực hiện bài thuốc như sau:
Chuẩn bị lá hẹ tươi, đem rửa sạch sẽ rồi cho vào một chiếc bát sạch. Lấy 1 thìa con đường phèn cho vào bát lá hẹ rồi đem đi hấp cách thủy trong vòng 20 phút. Cho bé uống phần nước cốt mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 2 thìa con.
Cách 2: Rau diếp cá
Diếp cá có vị tanh đặc trưng rất khó dùng nhưng ông cha ta có câu: “thuốc đắng giã tật”, rất đúng trong trường hợp này. Diếp cá không chỉ trị ho có đờm cho trẻ sơ sinh hiệu quả mà còn được sử dụng để chữa trị rất nhiều các bệnh khác như trĩ, táo bón, viêm họng…
Cách thực hiện như sau:
Chuẩn bị khoảng hơn chục lá diếp cá tươi, giã ra sao cho thật nhuyễn rồi cho nước vo gạo vào và đun lên trong vòng 20 phút. Đem hỗn hợp lọc bã đi, cho thêm chút đường vào và cho bé uống sau ăn 1 giờ. Trong khi sử dụng bài thuốc này, các phụ huynh cũng cần kiêng cho trẻ ăn tôm, cua, thịt gà.
Đa số các trường hợp ho có đờm ở trẻ sơ sinh đều có thể điều trị tại nhà mà không gây ra những biến chứng quả nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu như bé nhà bạn xuẩt hiện những triệu chứng sau đây thì hãy đưa bé đến bệnh viện ngay: Cơ thể tím tái, thở yếu, sốt cao liên tục, co giật.