Nội dung chính:
- Ho có đờm là triệu chứng như thế nào?
- Ho có đờm vàng
- Làm gì để phòng tránh và điều trị ho có đờm vàng?
Ho có đờm là triệu chứng như thế nào?
Ho có thể là một phản xạ tự nhiên hoặc do ý muốn, khi chúng ta ho, các cơ quan hô hấp phải huy động một cách tối đa gây áp lực lên lồng ngực và đường thở ở mức tăng cao nhất.
Với độ tăng áp lực giữa không khí ngoài trời và khí đạo với đóng mở thanh môn làm tốc độ không khí tống ra ngoài nhanh đúng bằng tốc độ âm thanh, đủ để đưa dị vật ra ngoài cơ thể. Ho có thể là ho khan, ho có đờm vàng, ho húng hắng…
Ho có đờm là triệu chứng của nhiều căn bệnh khác nhau, tùy thuộc vào màu sắc, mùi vị, độ đặc của đờm mà người ta dễ dàng chẩn đoán được bệnh.
Ho có đờm vàng
Hiện tượng ho có đờm vàng chủ yếu là do tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp gây nên. Triệu chứng này báo hiệu cho bạn biết rằng bản thân bạn đang mắc bệnh.
- Viêm phổi: Ho có đờm vàng màu rỉ sét kèm hội chứng nhiễm trùng và đau tức ngực vùng phổi bị viêm.
- Giãn phế quản: Đờm mủ vàng kéo dài, đặc quánh, lượng đờm từ trung bình đến nhiều khiến người bệnh phải khạc nhổ cả ngày.
- Viêm phế quản cấp: Khi tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh như không khí ô nhiễm, khí hóa học,..
- Viêm phế quản mãn tính: Lượng đờm khoảng 200ml/ngày, đờm nhầy, dính và gây ho và khạc nhổ vào buổi sáng
- Cảm cúm: do thời tiết thay đổi, gió lạnh,..
- Bội nhiễm phế quản, bệnh phổi.
Làm gì để phòng tránh và điều trị ho có đờm vàng?
Ho có đờm nói chúng và ho kèm đờm vàng nói riêng luôn khiến người bệnh cảm thấy nặng ngực, rát cổ họng, khàn giọng. Triệu chứng này thường tăng lên khi đi bộ hay nói chuyện gây đảo lộn cuộc sống sinh hoạt và công việc hàng ngày của người bệnh. Vậy giải pháp phòng tránh và điều trị khi mắc ho có đờm vàng là gì?
- Uống nhiều nước mỗi ngày, nhất là những ngày khô, lạnh giúp làm giảm loãng đờm
- Tránh tiếp xúc với yếu tố có nguy cơ gây kích thích niêm mạc phế quản như khói thuốc, mùi khí lạ, lông động vật, khói than,…
- Không nên ăn đồ ăn quá lạnh hoặc quá nóng. Bổ sung các loại thực phẩm như hoa quả, nước cam, chanh, tỏi, hẹ,… giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
- Xông hơi nóng bằng tinh dầu tự nhiên như khuynh diệp, bạc hà cho đường mũi họng thông suốt.
- Áp dụng các bài thuốc dân gian như dùng chanh, mật ong trộn lẫn hoặc pha mật ong và chanh vào nước ấm để uống sẽ giúp trị ho có đờm vàng và đau họng.
- Cần giữ ấm vùng cổ, ngực khi thời tiết chuyển lạnh.
Trên đây là những giải pháp đơn giản và tạm thời để phòng tránh và chữa trị k
hi bị ho có đờm vàng. Trường hợp triệu chứng kéo dài, người bệnh cần gặp bác sĩ để khám và có phương pháp điều trị kịp thời, tránh các biến chứng không mong muốn.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!