Ho khan kéo dài lâu ngày không khỏi là căn bệnh tuy không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng cuộc sống hằng ngày. Những cơn ho khan thường kéo dài khiến cổ họng của bạn bị đau rát, để có thể chấm dứt được tình trạng này bạn hãy đọc bài viết sau nhé.
Nội dung chính:
- Trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu ho khan là gì ?
- Ho thường kéo dài bao lâu ?
- Ho khan nhiều ngày không khỏi, nguyên nhân vì đâu?
- Biến chứng
- Chẩn đoán và xét nghiệm
- Cách đơn giản trị ho khan lâu ngày không khỏi
- Mật ong
- Súc miệng bằng nước muối
- Dừng sử dụng các loại thuốc có thể gây ho
- Cách giảm ham muốn ho
- Sử dụng thuốc để hạn chế tình trạng ho khan lâu ngày
- References
Trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu ho khan là gì ?
Ho là một phản xạ có điều kiện xuất hiện đột ngột và thường lặp đi lặp lại, nó có tác dụng giúp loại bỏ các chất bài tiết, chất có thể gây kích thích, các hạt ở môi trường bên ngoài và các vi khuẩn bám vào đường hô hấp – Theo : wikipedia
Ho khan là hiện tượng ho không có đờm, ho dai dẳng kéo dài gây ảnh hưởng rất nhiều tới sinh hoạt hằng ngày nhất là vào ban đêm. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh ho khan như : dị ứng, hít khói bụi hay do virus, cảm lạnh, cúm….
Ho thường kéo dài bao lâu ?
- Ở người lớn thì bệnh ho được coi là cấp tính ( ngắn hạn) nếu bạn bị ho liên tục 2 tuần , còn nếu bạn bị ho kéo dài hơn 8 tuần thì có thể bạn đã chuyển qua giai đoạn mãn tính
- Ở trẻ em thì các cơn ho kéo dài từ 2-4 tuần được gọi là ho cấp tính kéo dài, ho kéo dài hơn 4 tuần thì được coi là ho mãn tính
Bệnh ho khan có thể bị nặng thêm do :
- Thời tiết lạnh, không khí khô có độ ẩm thấp
- Sống trong môi trường bị ô nhiễm không khí
- Hít phải các chất kích thích như : bụi, khói
- Tiếp xúc với khói thuốc lá
- Hoặc là sự thay đổi nhiệt độ đột ngột
Ho khan nhiều ngày không khỏi, nguyên nhân vì đâu?
Ho khan nhiều ngày không khỏi có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau, thế nên việc biết được nguyên nhân đến từ đâu sẽ giúp người bệnh có thể phát hiện kịp thời tình trạng bệnh và có phương pháp ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn.
Sau đây là những nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng ho khan nhiều ngày không khỏi:
- Ho do viêm họng cấp: Viêm họng cấp là bệnh thường gặp ở những người có thói quen hay sử dụng nước đá. Viêm họng cấp khiến cho cơ thể sốt cao hoặc có thể không sốt nhưng kèm theo các cơn ho có đờm, hoặc ho khan. Nhưng biểu hiện chung dễ nhận thấy là người bệnh sẽ cảm thấy đau rát cổ họng, khi nuốt thấy vướng, khó chịu.
- Ho khan lâu ngày do viêm thanh quản: Khi bị viêm thanh quản đồng nghĩa với việc cơ thể bị nhiễm độc tố mạnh, bệnh sẽ kèm theo triệu chứng ho khan, mất tiếng. Trường hợp bị bệnh bạch hầu thanh quản thì sẽ gây tiếng ho ông ổng, quan sát sẽ thấy có màng mủ trắng ở họng gây khó thở, lâu ngày có thể gây trụ hô hấp và tử vong.
- Ho do hen phế quản: Bệnh thường gặp ở những người có độ tuổi trung niên, biểu hiện của bệnh là những cơn ho hen về đêm, thở khò khè, sáng dậy khạc ra nhiều đờm.
- Bệnh ho gà: Bệnh ho gà thường gặp ở trẻ nhỏ, kèm theo những cơn ho khan, bệnh thường gây sốt cao khi ho nhiều, gây vỡ khí nang và tràn phổi rất nguy hiểm.
- Ho do viêm khí quản: Khi bị viêm khí quản trong giai đoạn đầu người bệnh thường có biểu hiện là có các cơn ho khan, rát họng. Khi không có phương pháp điều trị kịp thời để lâu ngày thì chuyển thành ho có đờm. Bệnh thường kèm theo các triệu chứng sốt cao, tuy nhiên nếu được phát hiện kịp thời thì bệnh cũng rất dễ điều trị và nhanh khỏi.
- Ho do viêm phế quản mãn tính: Bệnh này hay gặp ở những người hút thuốc là nhiều, bệnh tái lại khi thời tiết thay đổi, bệnh thường có triệu chứng ho khan kèm theo chảy nước mũi.
Biến chứng
Bệnh ho khan lâu ngày có thể gây ra rất nhiều biến chứng cụ thể như :
- Ho kéo dài có thể dẫn đến hiện tượng tiểu không tự chủ ở phụ nữ, đặc biệt là ở phụ nữ lớn tuổi, phụ nữ đang mang thai
- Giấc ngủ bị gián đoạn dẫn đến tình trạng cơ thể mệt mỏi, suy nhược cũng là 1 vấn đề phổ biến đối với những người bị ho khan lâu ngày
- Những cơn ho nặng hoặc không kiểm soát được đôi khi có thể gây ra hiện tượng nôn
- Cuối cùng là biến chứng nhức đầu thường xảy ra
Chẩn đoán và xét nghiệm
Khi bạn có hiện tượng ho khan lâu ngày thì bạn nên đến các trung tâm y tế để chẩn đoán và xét nghiệm. Khi đó các bác sĩ sẽ hỏi chi tiết về tình trạng ho của bạn, triệu chứng mà bạn đã gặp phải. Từ đó tùy vào độ tuổi, những triệu chứng ban đầu thì các bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm 1 số xét nghiệm như :
- Chụp x-quang phần ngực
- Lấy mẫu dịch tiết từ cổ họng của bạn để kiểm tra tìn trạng nhiễm trùng
- Thực hiện các xét nghiệm dị ứng, xét nghiệm chức năng của phổi
Ho khan thường liên quan đến bệnh do virus và trong hầu hết các trường hợp đều không cần xét nghiệm đặc biệt.
Bạn nên tìm đến bác sĩ khi :
- Bạn bắt đầu có hiện tượng ho ra máu hoặc có nhiều đờm
- Bạn bị hụt hơi, thở khò khè
- Ho thường chủ yếu xuất hiện vào ban đêm
- Khi ho có hiện tượng đau ngực
- Sốt
- Giọng bạn trở nên khàn khàn
- Có hiện tượng nôn mửa hoặc cảm giác nghẹt thờ
- Đau đầu liên tục, đau tai, phát ban
- Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi bị ho khan lâu ngày
- Ho kéo dài hơn 10 ngày mà không thuyên giảm
Cách đơn giản trị ho khan lâu ngày không khỏi
Đối với bệnh ho khan lâu ngày không khỏi ta có thể khắc phục tạm thời bằng việc bổ sung các loại thực phẩm có lợi cho đường hô hấp như: củ cải trắng, trứng gà, gừng tươi, đường phèn
Mật ong
Sử dụng mật ong là 1 trong những cách đơn giản và hiệu quả nhất nếu bạn muốn hạn chế tình trạng ho khan lâu ngày. Mật ong có thể làm dịu cổ họng của bạn , giảm các kích ứng gây ra hiện tượng ho khan
Pha 1 ít mật ong và chanh với nước ấm uống hằng ngày, hoặc uống từ 1 đến 2 muỗng cà phê mật ong 30 phút trước khi ngủ.( Lưu ý : không nên sử dụng mật ong cho trẻ dưới 12 tháng tuổi)
Súc miệng bằng nước muối
Súc miệng bằng nước muối ngày 2 lần cũng có thể giúp điều trị ho khan liên quan tới cảm lạnh và đau họng
Dừng sử dụng các loại thuốc có thể gây ho
Ho khan có thể là tác dụng phụ của 1 số loại thuốc như thuốc điều trị các bệnh liên quan đến huyết áp cao, các vấn đề về tim. Bạn có thể liên hệ với bác sĩ để thay thế chúng bằng các loại thuốc phù hợp khác cho tình trạng bệnh cụ thể của bạn.
Cách giảm ham muốn ho
Ho liên tục từ bất kỳ nguyên nhân nào đều có thể gây kích ứng và viêm thanh quản, đường hô hấp trên, Vì vậy chính nó làm cho đường hô hấp trên của bạn bị nhạy cảm hơn dẫn đến hiện tượng ho nhiều hơn. Sau đây chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn 1 số cách có thể làm giảm ham muốn ho :
- Khi bạn cảm thấy muốn ho hãy uống 1 ngụm nước ấm nhỏ
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân làm cho cơn ho của bạn nặng hơn như : Nói quá nhiều, khói thuốc, không khí quá lạnh hoặc quá kho
- Hạn chế ngồi điều hòa cũng là 1 biện pháp giảm hiện tượng ho khan lâu ngày
Sử dụng thuốc để hạn chế tình trạng ho khan lâu ngày
Thuốc giảm ho hay thuốc chữa ho về bản chất được sử dụng để điều trị ngắn hạn các cơn ho khan ở người lớn, thuốc sẽ ức chế các cơn them ho bằng các hoạt chất như : pholcodine, dextromethorphan,codeine,dihydrocodeine và pentoxyverine.
Tuy nhiên khi sử dụng các loại thuốc giảm ho sẽ gây nên các tác dụng phụ như : buồn ngủ, buồn nôn, táo bón.
Một số loại thuốc cảm lạnh và cúm có thể có tác dụng giảm ho như :
- Thuốc kháng Histamine có tác dụng an thần, có thể giúp ích nếu ho khan làm gián đoạn giấc ngủ của bạn, có thể uống các loại thuốc này trước khi đi ngủ
- 1 số loại thuốc thông mũi, để giảm nghẹt mũi
- Paracetamol có tác dụng giảm đau và sốt
Không nên sử dụng thuốc ho và cảm lạnh ở trẻ em dưới 6 tuổi và chỉ nên dùng cho trẻ từ 6 tới 12 tuổi sau khi có được sự tư vấn của bác sĩ. Những loại thuốc này có thể gây nên tác dụng phụ nguy hiểm với trẻ.
Ngoài ra nếu nguyên nhân gây nên ho khan là do viêm mũi dị ứng thì bạn có thể sử dụng các loại thuốc xịt mũi nước muối và thuốc xịt mũi corticosteroid, 1 số loại thuốc hít corticosteroid dạng hít vào bằng miệng để điều trị hen suyễn .
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
References
2. Australian Government Department of Health. Therapeutic Goods Administration (TGA). Cough and cold medicines for children – changes (26 November 2012). http://www.tga.gov.au/newsroom/btn-cough-cold-medicines-121126.htm#.U03GLfmSzAk (accessed Feb 2018).
3. Royal Childrens Hospital Melbourne. Kids Health Info: Cough (updated Dec 2012) http://www.rch.org.au/kidsinfo/fact_sheets/Cough/# (accessed Feb 2018).
4. MayoClinic.com. Cough (updated 11 Jan 2018). https://www.mayoclinic.org/symptoms/cough/basics/definition/sym-20050846 (accessed Feb 2018).