Nội dung chính:
- 4 Tác nhân gây ra ho nhiều về đêm có đờm
- Ho ra đờm xanh đặc kéo dài là dấu hiệu bệnh gì?
- Khạc ra đờm đặc màu nâu là bị làm sao?
- Nguyên nhân khạc đờm có màu đen
- Ho khạc đờm có máu nguy hiểm không?
- Chữa trị tình trạng ngứa họng ho có đờm
- 6 Nguyên nhân khiến cổ họng có đờm lâu ngày
- 3 Đơn thuốc điều trị ho có đờm
- Thuốc nam trị ho có đờm bằng rau diếp cá
- 5 Món ăn trị ho có đờm (ăn gì để tiêu đờm)
4 Tác nhân gây ra ho nhiều về đêm có đờm
Những ai bị mắc triệu chứng ho liên tục mỗi khi đêm xuống có thể bị một số nguy cơ sau:
- Thông dụng nhất là bệnh hen suyễn, nếu như người bệnh ngoài ho ra còn kèm thêm một trong các biểu hiện như khó thở khi nằm có khi phải ngồi dậy mới có thể thở được dễ dàng. mặt mày tím tái, thở kèm theo tiếng rít, tức ngực.
- Hen phế quản là căn bệnh mà rất nhiều người mắc phải nhưng lại không hề hay biết vì không có những biểu hiện gì rõ rệt bất thường. Bệnh khiến cho những ai mắc phải hô hấp khó khăn, thở rít, chảy nước mũi, ho có đờm kéo dài thành từng cơn hay bị nhầm lẫn thành bệnh hen suyễn.
- Viêm xoang khiến cho người bệnh ngạt mũi và chỉ có thể thở bằng miệng kèm theo ho nhiều dẫn tới khô rát cổ họng, tức ngực. Những cơn ho liên tục xuất hiện vào ban đêm kèm theo rất nhiều đờm làm cho người bệnh khạc đờm rất nhiều. Điểm phân biệt giữa viêm xoang và hen suyễn là ngạt mũi vì chất nhầy được tiết ra quá nhiều và ho có đờm vào ban đêm.
- Trào ngược axit dạ dày thường ít khi có đờm nhưng khi phổi bị ảnh hưởng từ sự trào ngược của axit của dạ dày cũng sẽ gây ra hiện tượng nằm ngủ lúc đêm bị ho.
Ho ra đờm xanh đặc kéo dài là dấu hiệu bệnh gì?
Viêm nhiễm là khả năng lớn có thể xảy ra khi một người trưởng thành hoàn toàn khỏe mạnh bị ho ra đờm vàng hoặc xanh. Cũng không loại trừ khả năng người bệnh bị nhiễm trùng khi ho ra đờm có màu xanh lá cây hoặc vàng nhạt, đặc biệt tình trạng này rất hay xảy ra đối với những người bệnh hút thuốc.
Đường hô hấp dưới hoặc khoang xoang có thể chịu nhiều tổn thương do vi khuẩn hoặc virus lây nhiễm khi người bệnh ho ra đờm có màu xanh thẫm hoặc màu vàng.
Khạc ra đờm đặc màu nâu là bị làm sao?
Một cơn cảm lạnh, sống trong môi trường không khí bị ô nhiễm, trong mũi bị chảy máu và khô lại là những nguyên nhân có thể khiến cho người bệnh khác ra đờm, chất nhầy có màu nâu. Đặc biệt đối với những trường hợp người bệnh ho ra đờm nâu thường xảy ra với người nghiện thuốc lá nặng hoặc thường xuyên sử dụng chất kích thích.
Nguyên nhân khạc đờm có màu đen
Đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh của bạn đang ở mức cực kỳ nghiêm trọng, theo nguyên tắc khi đờm có màu càng thẫm thì bệnh càng nặng. Tuy nhiên cũng không thể bỏ qua những nguyên nhân như bụi bẩn lâu ngày trong cổ họng hoặc hít phải những chất gây kích ứng.
Ngoài ra đờm đen còn bị khi người bệnh bị nhiễm vi khuẩn viêm phổi hay do nấm gây ra. Dịch nhầy của bạn xuất hiện các vệt đen cũng có thể là vì khói thuốc lá, hít phải những bụi bẩn có màu đen gây ra đờm màu đen.
Ho khạc đờm có máu nguy hiểm không?
Khi xảy ra vấn đề ở phổi trong quá trình tuần hoàn máu, đường hô hấp gặp sự cố, bệnh về họng, miệng sẽ dẫn tới tình trạng có máu trong đờm. Những nguyên nhân cụ thể của hiện tượng khạc đờm kèm máu là do một trong số các bệnh lý sau: ung thư vòm họng, ung thư phổi, viêm amidan, lao phổi, viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm phổi.
Chữa trị tình trạng ngứa họng ho có đờm
Nếu như bạn gặp phải triệu chứng ho có đờm kèm cảm giác ngứa cổ thì nên dùng mật ong để khắc phục tình trạng này. Một cốc nước ấm pha với mật ong kèm theo một chút nước chanh cho người bệnh ngậm dần dần sẽ là một liều thuốc hữu hiệu để cải thiện tình trạng ho có đờm ngứa họng.
6 Nguyên nhân khiến cổ họng có đờm lâu ngày
Sử dụng chất kích thích:
Việc lạm dụng các chất kích thích đặc biệt là sử dụng rượu bia và hút thuốc lá sẽ khiến cho tình trạng bệnh ngày càng xấu đi một cách nhanh chóng. Cổ họng và mũi của người bệnh sẽ tiết ra rất nhiều đờm vì mắc phải chứng viêm màng nhầy. Phổi là cơ quan đầu tiên bị ảnh hưởng trực tiếp từ việc hút thuốc lá gây ra việc cổ họng có đờm dài ngày.
Dị ứng
Việc tiếp xúc với phấn hoa, bụi bẩn, khói thuốc là, khói bụi có thể khiến cho một số người bị dị ứng và gây ra tình trạng có đờm ở cổ. Nếu như người bệnh xác định được nguyên nhân mình bị dị ứng thì tình trạng có đờm ở cổ sẽ còn kéo dài nhiều ngày sau.
Nhiễm trùng
Nhiễm trùng sẽ gây ra nhiều đờm ở cổ vì cơ chế phản ứng chống viêm để chống lại sự xâm hại của các loại virus, vi khuẩn gây bệnh.
Virus
Ngoài việc gây ho có đờm kéo dài ở cổ họng thì virus còn có thể khiến người nào mắc phải bị một số căn bệnh như: sởi, ho gà, thủy đậu…
Do sinh lý
Hiện tượng tắc nghẽn con đường lưu thông đờm do căn bệnh vách ngăn bị lệch gây ra, cổ họng và mũi bị tắc bởi đờm vì nguyên nhân chức năng sinh lý ở mũi và họng đã bị suy yếu.
Phản ứng với thực phẩm
Tình trạng có thể sẽ xấu đi khi bạn sử dụng những thực phẩm có khả năng sinh nhiều đờm như: ngũ cốc, sữa, trứng…
3 Đơn thuốc điều trị ho có đờm
Terpin hydrat: Thường được sử dụng cho người bệnh ho có đờm nhưng có thể bị cơ thể nhờn thuốc nên chỉ dùng trong tối đa 5 ngày. Thuốc có tác dụng giúp đờm thoát ra ngoài bằng việc kích thích lông mao biểu mô phế quản hoạt động trơn tru hơn, hỗ trợ long đờm và hydrat hóa dịch nhầy phế quản.
Acetylcystein: hay còn được gọi là thuốc tiêu chất nhầy. Với cơ chế hoạt động bằng các phản ứng ho khiến cho đờm có thể thoát được ra ngoài dễ dàng thông qua việc làm giảm độ quánh của đờm.
Bromhexin hydroclorid: Giúp cho đường hô hấp thông thoáng bởi chức năng tiêu nhầy, điều hòa và giúp long đờm hiệu quả.
Thuốc nam trị ho có đờm bằng rau diếp cá
Chuẩn bị 1 nắm lá diếp cá, rửa sạch, giã nát, cho một bát nước sạch vào lọc lấy nước cốt để sử dụng. Dùng phần bã này để giúp hạ sốt khi đắp lên trán người bệnh ho có đờm. Đây là bài thuốc nam trị ho có đờm hiệu quả đặc biệt trong trường hợp người bệnh bị ho có đờm kèm sốt cao.
Rau diếp cá giúp đánh tan những khó chịu ở cổ họng, giảm nhanh những cơn đau rát, tan đờm ở cổ họng vì đặc tính kháng khuẩn và kháng viêm cao.
5 Món ăn trị ho có đờm (ăn gì để tiêu đờm)
Món canh rau hẹ: Chuẩn bị 50g đậu hũ non, 50g thịt heo băm, 100g rau hẹ, kèm theo các gia vị như hành và gừng.
Món củ cải: Nguyên liệu cần có là 2 ly nước mía, 100g củ cải đem thái lát và sắc lên khi còn 1 ly thì thôi, chia ra một ngày uống 2 – 3 lần.
Canh mướp hương: Món ăn này giúp trị bệnh đại tiện táo, họng khô, đỏ mặt, tức ngực, ho có đờm thành từng cơn, ho khan, viêm họng. Chuẩn bị tép, tôm, thịt cua, rau đay, rau mồng tơi, mướp hương và các gia vị.
Canh mướp đắng (khổ qua): Công dụng chữa can hỏa phạm phế, ho tức ngực, sốt về chiều, khô họng, ho khan. Nguyên liệu gồm đậu phụ, nấm mèo, thịt, mướp đắng và các gia vị khác.
Món canh giá đỗ: Món ăn này có công dụng trị ho khàn tiếng và đau họng, ho kèm thở khò khè, rối loạn tiêu hóa, cơ thể mệt mỏi do ho ngoại cảm. Cần chuẩn bị khoảng 200g giá đỗ sau đó ép lấy nước để uống, nấu canh chua, ăn lẩu hoặc ăn sống.